T5, 10 / 2023 10:52 sáng | new-pearl-land-2

Với mức tăng trưởng 3 chữ số cả về trị giá lẫn kim ngạch, đây là mặt hàng ghi nhận xuất khẩu tăng trưởng mạnh nhất trong tháng 9.

Xuất khẩu "kim cương đen" của Việt Nam lập kỷ lục trong tháng 9, sản lượng và kim ngạch tăng trưởng 3 chữ số chỉ trong 1 tháng - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu than các loại của Việt Nam đạt 122.271 tấn trong tháng 9/2023 với trị giá hơn 39,2 triệu USD, tăng mạnh 124,4% về lượng và tăng 119,5% về trị giá so với tháng 8/2023. Giá xuất khẩu đạt 321 USD/tấn, giảm nhẹ 0,2% so với tháng 7/2023.

Tính chung trong 8 tháng đầu năm, mặt hàng này của Việt Nam thu về hơn 149 triệu USD với 437.108 tấn, giảm 55,4% về lượng và giảm 55,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.

Xuất khẩu "kim cương đen" của Việt Nam lập kỷ lục trong tháng 9, sản lượng và kim ngạch tăng trưởng 3 chữ số chỉ trong 1 tháng - Ảnh 2.

Giá xuất khẩu bình quân trong 8 tháng đầu năm đạt 349 USD/tấn, giảm 9 USD/tấn, tương đương giảm 2,5% so với cùng kỳ năm 2022.

Xuất khẩu "kim cương đen" của Việt Nam lập kỷ lục trong tháng 9, sản lượng và kim ngạch tăng trưởng 3 chữ số chỉ trong 1 tháng - Ảnh 3.

Giá xuất khẩu than bình quân sang Nhật Bản đạt 330 USD/tấn, giảm nhẹ 1 USD/tấn so với cùng kỳ năm 2022.

Ở chiều ngược lại, trong tháng 9/2023, nhập khẩu than các loại vào Việt Nam đạt hơn 3,2 triệu tấn với trị giá hơn 424 triệu USD, giảm 34,8% về lượng và giảm 28,2% về trị giá so với tháng 8/2023. Tính đến hết quý 3, nhập khẩu than các loại vào Việt Nam đạt hơn 37,7 triệu tấn với trị giá hơn 5,3 tỷ USD, tăng 55,1% về lượng nhưng giảm 7,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.

Giá nhập khẩu bình quân đạt 141 USD/tấn, giảm mạnh 40,5% so với cùng kỳ năm 2022.

Theo Bộ Công Thương, trên cơ sở quyết định số 893 của Thủ tướng phê duyệt quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia, xuất khẩu than phù hợp nhu cầu thị trường và thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ đảm bảo đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng than trong nước, đặc biệt là than cho sản xuất điện. Trong đó, giai đoạn 2021 – 2030, xuất khẩu loại than chất lượng cao mà trong nước không có nhu cầu sử dụng hoặc sử dụng không hết, hằng năm với khối lượng khoảng 2 – 3 triệu tấn.

Theo IEA, tiêu thụ than của thế giới trong năm 2022 tăng 3,3% lên mức 8,3 tỷ tấn. Dự báo mức tiêu thụ sẽ giữ ở gần mức kỷ lục này trong năm nay khi chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ ở châu Á cho cả sản xuất điện và ứng dụng công nghiệp vượt xa mức giảm ở Mỹ và châu Âu. Trung Quốc, Ấn Độ và các nước Đông Nam Á dự kiến sẽ chiếm 3/4 lượng than tiêu thụ trên toàn thế giới vào năm 2023.

Nhịp sống thị trường

Bài viết cùng chuyên mục